Trở lại Rome Kristina của Thụy Điển

Phòng ngủ của Christina trong Cung điện Corsini.

Vào ngày 15 tháng 5 năm 1658, Christina đến Rome lần thứ hai, nhưng không vẻ vang như lần trước. Danh tiếng của bà đã bị tổn hại do việc xử tử Monaldeschi. Giáo hoàng Alexander VII vẫn ở lại cung điện mùa hè và không muốn bà đến thăm lần nào. Ông nói bà là 'một người phụ nữ sinh ra từ một kẻ dã man, được nuôi dưỡng dã man và sống với những suy nghĩ dã man [...] với một niềm kiêu hãnh dữ dội và không thể chịu đựng được'.[92] Bà ở tại Cung điện Rospigliosi, thuộc về hồng y nước Pháp Mazarin, nằm gần Cung điện Quirinal; vì vậy, giáo hoàng đã vô cùng nhẹ nhõm khi vào tháng 7 năm 1659, bà chuyển đến Trastevere để sống ở Palazzo Riario, được thiết kế bởi Bramante.

Bà thường trú tại Cung điện Riario cho đến cuối đời và biến nơi đây thành kho tàng chứa bộ sưu tập lớn các tác phẩm nghệ thuật cổ điển, trong đó có nhiều tác phẩm quý như Danaë của Correggio và hai phiên bản Venus và Adonis của Titian, thảm, điêu khắc, mề đay, bản vẽ của Raphael, Michelangelo, Caravaggio, Titian, Veronese và Goltzius và chân dung của các bạn bè như Azzolino, Bernini, Bernini đại sứ Chanut và bác sĩ Bourdelot.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kristina của Thụy Điển http://womenshistory.about.com/od/rulerspre20th/p/... http://www.authorama.com/famous-affinities-of-hist... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/115660/C... http://www.britannica.com/biography/Antonio-Vieira http://www.britannica.com/biography/Christina-quee... http://www.christies.com/LotFinder/LotDetailsPrint... http://news.coinupdate.com/kunker-auctions-preview... http://www.forgottenbooks.com/readbook_text/The_Co... http://www.forgottenbooks.com/readbook_text/The_Hi... http://www.jsnyc.com/season/kristina.htm